Trong thế giới ngày càng công nghệ hóa, độ hiệu quả và sự tự động hóa rất quan trọng đối với một chiến lược tiếp thị thành công. Với MarTech – hay công nghệ tiếp thị – những cơ hội đơn giản hóa đó dường như là vô tận. Tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu đặc biệt của thương hiệu, các công cụ công nghệ tiếp thị có thể giúp đạt hiệu quả cao hơn.
MarTech là gì?
MarTech mô tả phần mềm mà các nhà tiếp thị sử dụng để tối ưu hóa nỗ lực tiếp thị và đạt được mục tiêu của họ. Phần mềm này tận dụng công nghệ để lên kế hoạch, thực hiện và đo lường các chiến dịch và chiến thuật tiếp thị khác. Về cơ bản, công cụ này có thể giúp công việc của các nhà tiếp thị trở nên dễ dàng hơn. Một nhóm các công nghệ tiếp thị được gọi là MarTech stack – chúng ta sẽ nhắc đến phần này sau. Những công cụ này thường được sử dụng để đơn giản hóa các quy trình tiếp thị trong môi trường đa điểm chạm, đa kênh.
Sự khác biệt giữa MarTech và AdTech là gì?
Cũng giống như sự khác biệt giữa tiếp thị và quảng cáo, các thuật ngữ “MarTech” và “AdTech”, viết tắt của công nghệ quảng cáo, không thể hoán đổi cho nhau. Điểm khác biệt chính là AdTech chỉ được sử dụng để tác động đến hành vi của người mua thông qua các dịch vụ quảng bá, trong khi MarTech được sử dụng để thực sự tạo, chạy và quản lý các chiến dịch và nỗ lực tiếp thị khác.
Cụ thể hơn, AdTech là một thuật ngữ bao trùm cho các chiến thuật quảng cáo và công cụ quản lý như các nền tảng khởi tạo nhu cầu (DSP), nền tảng bên cung cấp (SSP) và sàn giao dịch quảng cáo. AdTech tập trung nhiều hơn vào công nghệ trực tiếp triển khai các chiến dịch. Mặt khác, MarTech mô tả tác dụng của phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM), các công cụ quản lý truyền thông xã hội, giải pháp tiếp thị qua email và hơn thế nữa. MarTech bao gồm đa dạng các giải pháp công nghệ mà các nhà tiếp thị sử dụng trong suốt quá trình tiếp thị kỹ thuật số.
Mặc dù cả MarTech và AdTech đều quan trọng đối với chiến lược của thương hiệu, nhưng hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào MarTech.
Tại sao MarTech lại quan trọng?
Công nghệ đang đóng vai trò ngày càng lớn trong tiếp thị. Bối cảnh tiếp thị liên tục thay đổi vì MarTech ngày càng trở nên tinh vi hơn, cho phép các thương hiệu nắm bắt tốt hơn với những hành trình ngày một phát triển và phân mảnh của khách hàng. Tóm lại, công nghệ tiếp thị rất thiết yếu đối với tương lai của tiếp thị hiện đại.
Ngoài ra, công nghệ tiếp thị rất quan trọng vì nó cân nhắc nhu cầu thực hiện từ đầu đến cuối. Công nghệ này cho phép các nhà tiếp thị mở rộng nỗ lực tiếp thị một cách toàn diện. Cuối cùng, MarTech cũng rất quan trọng vì giúp cải thiện cách chúng ta giao tiếp và hợp tác với cả đối tác lẫn khách hàng. Cải thiện các mối quan hệ B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp với khách hàng) này cũng tạo hiệu ứng hòn tuyết lăn, ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ bạn xây dựng với khách hàng của mình.
Các loại MarTech
MarTech có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng chúng ta có xu hướng muốn phân loại theo nhu cầu của công nghệ tiếp thị: quản lý, tối ưu hóa xã hội, phạm vi tiếp cận chiến dịch và tạo thông tin chi tiết.
Quản lý
Quản lý là một danh mục rộng lớn của các công cụ MarTech bao gồm quản lý nội dung, tổ chức nhà cung cấp, quản lý sản phẩm, lập ngân sách và quản lý tài năng. Tối ưu hóa các khía cạnh nhu cầu kinh doanh là chất xúc tác cho phần còn lại của chiến lược tiếp thị. Việc sử dụng các hệ thống quản lý hiệu quả đảm bảo rằng các tổ chức có thể nhanh chóng và dễ dàng tận dụng tài liệu tiếp thị, đưa ra nội dung đề xuất thấu đáo và duy trì báo cáo chính xác.
Tối ưu hóa xã hội
Tổ chức và đo lường các chiến thuật truyền thông xã hội có thể bao gồm quản lý người có tầm ảnh hưởng, nội dung do người dùng tạo (UGC), quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và hơn thế nữa. Các hệ thống giúp tự động hóa các chiến thuật xã hội cho phép bạn kết nối với các cộng đồng trực tuyến theo cách hiệu quả hơn.
Phạm vi tiếp cận chiến dịch
Loại MarTech thứ ba này cho phép thực hiện chiến dịch thương hiệu để tiếp cận đối tượng thông qua tiếp thị lại. Những giải pháp này đều tập trung hỗ trợ nuôi dưỡng các mối quan hệ doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), đồng thời xây dựng các mối quan hệ mới.
Tạo thông tin chi tiết
Phân tích từ các nguồn như Amazon Attribution cho phép các nhà tiếp thị thấu hiểu chiến dịch, tiếp thị nội dung và hiệu suất truyền thông xã hội một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Danh mục dựa trên dữ liệu này giúp hiểu rõ ý nghĩa của các tập dữ liệu phức tạp.
Loại công cụ MarTech bạn chọn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào loại hình doanh nghiệp mà bạn đang vận hành, loại sản phẩm bạn đang bán, nhu cầu cụ thể và/hoặc kết quả hay mục tiêu mong muốn của bạn. Nếu nhóm tiếp thị của bạn đang phải vật lộn chỉ để chọn một loại – xin đừng lo. May mắn thay, các nhóm MarTech cho phép tích hợp nhiều giải pháp cùng lúc. Hãy tìm hiểu sâu xem như vậy có ý nghĩa thế nào đối với quá trình tự động hóa tiếp thị.
MarTech Stack là gì?
MarTech Stack là một tập hợp các hệ thống MarTech làm việc cùng nhau để cải thiện nỗ lực tiếp thị – đó là một mạng lưới kết nối các công cụ công nghệ tiếp thị với nhau. Stack có thể sẽ dựa trên các mục tiêu đặc biệt của doanh nghiệp hoặc thương hiệu. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn có thể tùy chỉnh các quy trình dựa trên các hành vi đơn nhất của khách hàng và có cơ hội đạt mức lợi tức đầu tư đáng kể hơn.
Một MarTech stack đầy đủ sẽ cho phép bạn thu hút, tương tác và thấu hiểu khách hàng cũng như gia tăng tỉ lệ chuyển đổi. Nó bao phủ tất cả các phần cơ bản để đảm bảo bạn đang kết nối với đối tượng phù hợp ở giai đoạn phù hợp của phễu mua hàng.
Hầu hết các stack đều bao gồm một giải pháp quản lý tài sản kỹ thuật số (DAM). Được coi là trung tâm của bất kỳ MarTech stack nào, DAM cung cấp tài nguyên tập trung để quản lý nội dung và tài sản. Điều này rất quan trọng để đảm bảo tính nhất quán trên khắp các điểm chạm. Khi bạn bắt đầu xây dựng stack của riêng mình, đây sẽ là một lưu ý quan trọng.
Một khi bạn xây dựng stack của mình, điều quan trọng là bạn phải tiếp tục quản lý bộ công cụ này. Việc đảm bảo sao cho các công cụ MarTech hoạt động hài hòa sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị – và đó là một quá trình liên tục tiếp diễn. Nhưng trước khi chúng ta đi quá xa, hãy lùi lại một bước để tìm hiểu cách thức xây dựng stack một cách thực sự.
Xây dựng một MarTech Stack
Xây dựng một MarTech stack bắt đầu từ việc xác định câu trả lời cho một câu hỏi chính: Mục tiêu và kết quả chính (OKR) của bạn là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ khởi động quá trình, nhưng hãy cùng điểm qua danh sách tất cả các bước chính.
Chỉ số tiếp thị
Bắt đầu bằng cách xác định kết quả mong muốn mà chúng tôi đã đề cập trước đây. Điều này có thể phụ thuộc vào mô hình kinh doanh, loại thương hiệu, độ dài chu kỳ bán hàng và hơn thế. Đặt mục tiêu hoặc chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) cho phép bạn thiết lập một con đường rõ ràng hướng đến thành công.
Đề xuất giá trị đặc biệt
Khi xây dựng mục tiêu đó, bạn hãy cân nhắc giá trị đặc biệt của thương hiệu. Làm thế nào để nổi bật? Điều gì khiến công ty của bạn khác biệt với những công ty khác trong cùng lĩnh vực? Thấu hiểu những điểm khác biệt này sẽ giúp xác định các công cụ và tài nguyên MarTech phù hợp.
Tính năng
Mặc dù sẽ có những hào hứng khi tham gia vào các cơ hội mới, nhưng điều quan trọng là bạn phải đánh giá các công cụ hiện có của mình. Có những hệ thống nào nên tận dụng hơn nữa không? Có những hệ thống nào có thể sử dụng khác đi không? Lưu ý điều này sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ không bị trùng lặp đối với cơ hội đã có sẵn.
Hành trình của khách hàng
Xây dựng stack tiếp thị dựa trên hành trình độc nhất của khách hàng trông như thế nào trong phễu tiếp thị. Không có gì ngạc nhiên, bạn phải hiểu những điểm chạm này trước khi có thể tác động đến chúng.
Vì vậy, bạn đã trả lời tất cả những câu hỏi quan trọng này và phân tích các phần này của doanh nghiệp. Điều tiếp theo là gì? Bây giờ là lúc để thực sự xâu chuỗi các phần này lại thành MarTech stack của bạn.
“Theo nguồn: Amazon Attribution”