1.2. Phân tích môi trường marketing ngành của doanh nghiệp

Posted by

Phân tích môi trường marketing ngành của doanh nghiệp

Những người cung ứng

Những người cung ứng là những doanh nghiệp và những cá nhân đảm bảo cung

ứng các yếu tố cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh để có thể sản xuất

ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định.

Các trung gian marketing

Đó là các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp khác và cá nhân giúp cho công ty tổ

chức tiêu thụ hàng hóa tới người mua cuối cùng. Đó là các doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ Marketing như tư vấn, nghiên cứu Marketing, quảng cáo, đài phát thanh, báo,

tạp chí giúp cho công ty khuếch trương sản phẩm của mình. Đó là các tổ chức tín dụng

trung gian như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, kiểm toán.

Khách hàng

Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình, khách hàng

khác nhau có nhu cầu và đặc tính mua hàng khác nhau. Nhìn chung những dạng thị

trường sau:

– Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ

để sử dụng cho cá nhân.

– Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng

chúng trong quá trình sản xuất.

– Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó

bán lại kiếm lời.

– Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những người

tiêu dùng, nhà sản xuất, người mua trung gian và các chính phủ ở các quốc gia khác

nhau.

Công chúng trực tiếp và các nhóm cổ đông (tài chính, v.v)

Đó là bất kỳ một nhóm, một tổ chức nào có mối quan tâm thực sự hoặc có thể sẽ

quan tâm hay ảnh hưởng tới khả năng đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các

quyết định marketing cần phải được chuẩn bị chu đáo để không chỉ hướng vào nhóm

khách hàng mục tiêu mà còn phải hướng vào công chúng nói chung để có được những

ủng hộ tích cực của cộng đồng.

Đối thủ cạnh tranh

Mọi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau.

– Quan điểm ngành về cạnh tranh (cơ cấu ngành cạnh tranh)

Ngành được định nghĩa là một nhóm những công ty chào bán một sản phẩm

hay một lớp sản phẩm có thể hoàn toàn thay thế nhau được. Những yếu tố chính quyết

định cơ cấu ngành là (1) số lượng người bán (cung ứng) và mức độ khác biệt của sản

phẩm, (2) Rào cản gia nhập ngành, (3) rào cản rút lui khỏi ngành, (4) cơ cấu chi phí,

(5) khả năng vươn ra thị trường toàn cầu.

Quan điểm thị trường về cạnh tranh

– Quan điểm thị trường về cạnh tranh đề cập tới những doanh nghiệp cùng thỏa

mãn nhu cầu của khách hàng. Quan điểm thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể thấy rộng hơn các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn.

 

Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh
Mô hình áp dụng phân tích năm lực lượng cạnh tranh là mô hình của Michael
Porter.

Xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh
Xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh

 

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: đây là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Nhà quản trị marketing phải phân tích những điều kiện mà đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể là nguy cơ. Ví dụ, mức độ trung thành với

thương hiệu của khách hàng không cao thì các doanh nghiệp mới sẽ khó gia nhập hơn; hoặc sự khác biệt giữa các doanh nghiệp cao sẽ trở thành một trở ngại lớn cho doanh nghiệp muốn gia nhập.

Sự đe dọa của sản phẩm thay thế: Nếu xét theo quan điểm thị trường về cạnh
tranh thì các doanh nghiệp trong ngành không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp trong các ngành khác có sản phẩm cùng thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Sự tồn tại của những sản phẩm có thể thay thế là một thách
thức với các doanh nghiệp.
Quyền lực của người mua: khách hàng gây sức ép cho các doanh nghiệp như
yêu cầu giảm giá, tăng chất lượng, v.v Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thách thức nếu cung
lớn cầu, chi phí mà khách hàng chuyển đổi mà cung cấp không cao, v.v.
Quyền lực của người cung ứng: Các nhà cung ứng có thể gây sức ép về giá,
thời gian giao hàng,